5 Cơ chế vô dụng trên đồng hồ nhưng vẫn đáng tán dương

5 Cơ chế vô dụng trên đồng hồ nhưng vẫn đáng tán dương

Đồng hồ được phát minh để phục vụ các nhu cầu của con người, bởi vậy mới có câu tục ngữ bằng tiếng Anh như “Necessity is the mother of invention”. Như vậy ngoài chức năng cơ bản như chỉ báo thời gian, ngày về sau, đồng hồ có các chức năng khác nhau xuất hiện càng nhiều. Ví như chức năng lịch tuần trăng, phát nhạc, điểm chuông, chỉ báo năng lượng, lịch vạn niên,…

Được phát minh bởi người có công lớn với ngành công nghiệp đồng hồ Abraham-Louis Breguet, tourbillon sinh ra để cân bằng lại tác động của trọng lực trái đất lên bộ điều hoà máy móc trong bộ máy đồng hồ. Tuy nhiên, cho tới nay, tính hữu dụng của tourbillon trên đồng hồ đeo tay vẫn còn bị nghi ngờ nhiều.

Ngoài Tourbillon, có chức năng khác trên đồng hồ cũng được cho là không có tính hữu ích. Đến đồng hồ moonphase, sự ra đời ban đầu của loại đồng hồ này để phục vụ những người làm nông, những người đi biển, những người cần sử dụng âm lịch để tính toán mùa màng.

Còn những khách hàng còn lại, họ có thật sự cần dùng đến chức năng lịch tuần trăng? Đồng hồ Moonphase sở hữu nhóm người hâm mộ riêng, nhưng chắc chắn không phải ai cũng thấy chức năng lịch tuần trăng là hữu ích trong thời điểm hiện đại.

Có một số ít chức năng lại không có hoặc có rất ít lợi ích cho người dùng. Chúng không hữu ích nhưng chúng lại mới lạ, và có xu hướng là rất khó chế tạo, điều khiến chúng trở nên khác biệt. 

Xét trong thế giới thực tế, với máy móc hiện đại, đồng hồ có các chức năng phức tạp lại không thực sự hữu ích, chúng khá vô dụng. Dù vậy, vét về mặt kỹ thuật, đó chắc chắn là những mẫu đồng hồ tuyệt vời. Đó là những mẫu đồng hồ nào?

Trong bài viết này, Gia Bảo Luxury sẽ giới thiệu tới bạn đọc 5 mẫu đồng hồ có những chức năng “vô dụng” nhất!

Số 5 – Mô đun luân chuyển liên hồi (Gyroscopic balance module)

Giống như tourbillon, và cũng hay bị nhầm với tourbillon, gyroscopic balance module không phải là một chức năng của đồng hồ. Gyroscopic balance module rất hiếm gặp, hiện chỉ tìm thấy trong đồng hồ nhà Zenith như Defy Zero G với số lượng đặc biệt hạn chế hơn một thập kỷ qua.

Ý tưởng từ nhà sản xuất là tạo ra sự cân bằng cho bộ máy đồng hồ khi bộ thoát của nó được gắn với gimbal quay liên tục ở mọi vị trí của đồng hồ. Sự có mặt của bộ phận này cũng có thể loại bỏ tác động của trọng lực đối với sự thay đổi hướng liên tục của bánh xe cân bằng.

Tham khảo thêm:  Tổng quan ngắn gọn về Gérald Genta

Vấn đề duy nhất là rất khó để chứng minh được hiệu quả của cơ chế này trong đời thực vì kích thước của chiếc gimbal quả thực nhỏ bé. 

Số 4: Đồng hồ bấm giờ chính xác đến 1/1000 giây

Chronograph được cho là một trong những chức năng thể hiện tính hữu ích nhất trong ngành sản xuất đồng hồ. Đồng hồ bấm giờ (chronograph) tính toán được thời gian chuyển động của vật thể. Nhưng một chiếc đồng hồ lại đi vào sự vô dụng lại là chiếc đếm chính xác 1/1000 giây, nổi tiếng nhất là TAG Heuer Mikrotimer Flying 1000.

Lý do nó trở nên vô dụng: thời gian phản ứng của con người trung bình là khoảng 0,25 giây, có thể lên đến 0,15 giây trong điều kiện lý tưởng. Như vậy, với khả năng mà TAG Heuer Mikrotimer Flying 1000 đem lại thì dường như nhà sản xuất đang xa rời thực tiễn.

Dù là vô dụng trong cuộc sống, nhưng để hoàn thành chức năng đếm chính xác 1/1000 giây chính xác là thách thức về mặt kỹ thuật. Các thành phần di chuyển nhanh liên tục và đặc biệt khi là bắt đầu cũng như dừng lại đột ngột thì biên độ khó sẽ càng cao với các linh kiện nhỏ. Đồng thời, các kỹ sư sẽ phải phân bố năng lượng tiêu hao, dầu bôi trơn và sự sai lệch có thể chấp nhận được.

Mặc dù không thể tận dụng được chức năng này, nhưng bạn có thể để kim chronograph lướt nhanh trên mặt số đồng hồ và tận hưởng cảm giác “sống động” này ngay trên tay. Thậm chí, bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác “I can do it” khi tự tay mình bắt đầu hay kết thúc chuyển động nhanh liên tục ấy qua một cái bấm nút.

Số 3: Thể hiện ngày lễ Phục sinh

Những người theo đạo Cơ đốc chiếm 30% của dân số thế giới, bởi vậy chắc hẳn sẽ có rất nhiều người quan tâm đến lễ Phục sinh – một trong những ngày lễ quan trọng nhất của tôn giáo này. Nhưng nếu có một số chiếc đồng hồ được sinh ra để tự động báo ngày này, có lẽ nó sẽ khó lòng tiếp cận được đối tượng mong muốn.

Các nhà thiên văn học có thể tính toán lịch tuần trăng chính xác trong vài thiên niên kỷ và các nhà sản xuất gạo cội đã có thể lồng ghép vào trong đồng hồ cơ học. Còn với ngày lễ Phục sinh, đây chắc chắn là một trong những thách thức khó khăn nhất của một người nghệ nhân chế tác bởi sự thay đổi của ngày này. 

Tham khảo thêm:  Cách chỉnh giờ đồng hồ Rolex chuẩn nhất theo chuyên gia

Đồng hồ Calibre 89 của thương hiệu Patek Philippe

Ngày Lễ Phục sinh dựa trên lịch âm-dương (tuần trăng kết hợp thời gian của năm dương lịch), là Chủ nhật đầu tiên sau khi trăng tròn diễn ra. Do đó, ngày này sẽ nằm trong khoảng từ 22 tháng 3 đến 25 tháng 4. .

Một người nghệ nhân chế tác cần phải tính toán thật kỹ và kết hợp giữa 2 chức năng: lịch vạn niên và tuần trăng một cách chính xác để cho ra ngày Chủ nhật quan trọng nhất trên chiếc đồng hồ.

Như vậy, việc tạo ra một cơ chế cơ khí phức tạp tính toán ngày Lễ phục sinh trong nhiều năm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Điều đó dẫn đến là có rất ít chiếc đồng hồ có chức năng này. Và theo như tôi biết thì rất ít đồng hồ trong lịch sử đã tích hợp nó, và chỉ có một chiếc đồng hồ: Calibre 89 của Patek Philippe.

Konstantin Chaykin đã làm ra một chiếc đồng hồ có thể hiện ngày Lễ Phục sinh. Đó là một chiếc đồng hồ để bàn 4 mặt đặc biệt phức tạp. Nó phức tạp, nhưng chắc chắn là không cần thiết như vậy.

Số 2: Giấu đi thời gian

Một chiếc đồng hồ lại không hiện lên thời gian? Vài nhà sản xuất cung cấp những chiếc đồng hồ có thể làm kim giờ, kim phút hoặc là cả hai tạm thời “biến mất”. Chúng có thể bị ẩn hoặc không hiển thị theo nhu cầu của người sử dụng.

Ý tưởng của chiếc đồng hồ này đến từ quan điểm: “Đừng để bạn trở thành nô lệ của thời gian”. Trong một khoảnh khắc bạn muốn thời gian tạm thời biến mất, tạm thời ngừng tạo ra áp lực cho mình, hoặc bạn muốn thật sự tập trung thay vì cứ để ý đến thời gian đang không ngừng trôi qua. 

Luôn sáng tạo, nghệ nhân đồng hồ Konstantin Chaykin đã tạo ra Genius Temporis – một chiếc đồng hồ duy nhất một kim nhưng lại chia thành 2 đầu. Đầu kim lớn hơn và cũng dài hơn hướng tới giờ hiện tại, trong khi đầu kim nhỏ hơn chỉ báo phút. Khi nhấn nút bấm góc 2 giờ, kim sẽ xoay chuyển quanh mặt số cho tới kim ngắn chỉ vào phút hiện tại. Chiếc đồng hồ này sẽ chỉ cho bạn biết lúc này là mấy giờ, hoặc phút thứ mấy, mà không thể cho biết thời gian chính xác là bao nhiêu trong cùng một thời điểm.

Tham khảo thêm:  TOP 5 ĐỒNG HỒ OP CƠ DƯỚI 6 TRIỆU BÁN CHẠY

Thương hiệu Maurice Lacroix có từng phát hành đồng hồ Aikon Mercury khoảng vài năm trước đây. Kim giờ và phút của Aikon Mercury sẽ xoay tự do cho đến khi đồng hồ dựng đứng hẳn toàn bộ thì 2 kim sẽ dừng ở vị trí thời gian hiện tại. Về cơ bản, Aikon Mercury khá giống với Genius Temporis về mặt ý tưởng, nhưng kiểu dáng cũng như chức năng khác nhau toàn bộ.

Vậy, việc khiến cho thời gian tạm thời “biến mất” trên một chiếc đồng hồ có tác dụng đến như nào, ngoài việc giúp cho người đeo tránh bị phân tâm khỏi luôn để ý đến thời gian. Đây có lẽ là một ý tưởng hữu ích với nhóm người phù hợp. Nhưng rồi ai sẽ cần đến một chiếc đồng hồ như thế? Hoặc nếu có, những chiếc đồng hồ như Genius Temporis hay Aikon Mercury có gì tốt hơn một chiếc đồng hồ bỏ túi?

Số 1: Kim giây foudroyante 

Trừ phi bạn là một người cực kỳ đam mê với các đồng hồ phức tạp, bạn sẽ chẳng thể ngay lập tức gọi tên chức năng foudroyante trên một chiếc đồng hồ. Với tôi, đây sẽ là một trong những chiếc đồng hồ “vô lí” nhất trên đời.

Foudroyante đề cập đến một kim giây, nó sẽ dịch chuyển theo chuyển động của bánh răng thuộc bộ thoát. Bởi vậy, chu kỳ của kim foudroyante sẽ bằng chính một giây. Điều này có nghĩa, bạn sẽ thấy một kim giây chuyển động cực nhanh trên mặt số, nó sẽ quay trọn vẹn một vòng khi kim giây nhấc lên một nấc.

Đồng hồ có kim giây foudroyante đồng nghĩa với việc năng lượng tiêu thụ nhanh, và rất dễ khiến đồng hồ hoạt động không được chính xác. Kim giây bé cũng sẽ nhanh bị mài mòn, gây ảnh hưởng đến bộ thoát (cũng chính điều này gây ảnh hưởng đến tính chính xác của đồng hồ).

Nhìn bề ngoài thì nó cực kỳ ấn tượng, và tôi có thể nói là sánh ngang với kim chronograph tốc độ cao hoặc tourbillon. Đồng hồ Habring Foudroyante Felix, Jaeger-LeCoultre Duomètre à Chronographe,… sẽ đặc biệt hút mắt, nhưng rõ ràng, nó không mang tác dụng gì cả, ngoài việc nó di chuyển quá nhanh.

Vậy khi nào kim giây foudroyante hữu ích? Khi đứng một mình, đồng hồ có kim foudroyante dường như ngoài nghĩa vụ thu hút ra thì không có chức năng quá đặc biệt nào. Một số nhà sản xuất kết hợp foudroyante với chronograph để có thể tận dụng được cơ chế phức tạp này, ví như Jaeger-LeCoultre hay FP Journe.

Kiến thức