5 Phong cách Nghệ thuật Tinh xảo trên Đồng hồ Chất lượng Cao

Nghệ thuật thủ công cao cấp trên đồng hồ là một khía cạnh quan trọng trong ngành công nghiệp đồng hồ hiện đại. Điều này bao gồm việc chế tác các chi tiết nhỏ trên mặt đồng hồ và bộ máy bằng tay, thường được thực hiện bởi các nghệ nhân tài năng. Những chiếc đồng hồ cao cấp thường đi kèm với các tính năng phức tạp và một mức độ hoàn thiện tinh tế.
Các nghệ nhân thủ công đắt giá thường sử dụng các kỹ thuật truyền thống như chạm khắc, phục hồi, và sơn màu để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo trên các bộ phận của đồng hồ. Điều này không chỉ tạo ra giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện sự đam mê và tình yêu đối với nghệ thuật đồng hồ học.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật và nghệ thuật, nghệ thuật thủ công trên đồng hồ không chỉ tạo nên các sản phẩm đẳng cấp mà còn đại diện cho một truyền thống lâu đời và sự hình thành của một tác phẩm nghệ thuật chân thực trên cổ điển này.

1. Nghệ thuật khảm hoa

Ballon Bleu de Cariter Floral-Marquetry Parrot Watch

Trong số những nghệ thuật trang trí thủ công hiếm có nhất, nghệ thuật khảm hoa đã được sử dụng bởi những thợ đóng đồ gỗ mỹ thuật ở Pháp nổi tiếng như Bernard van Risenbergh, Jean-Piere Latz và Simon-Fancois Oeben vào những năm 1750. Đầu tiên, người ta hái những cánh hoa, xử lý và nhuộm màu rồi dính lên một tấm gỗ mỏng và dùng một dụng cụ hình răng cưa để cắt chúng theo hình dạng như ý muốn.

Tham khảo thêm:  Lịch sử thương hiệu đồng hồ Tissot: Hành trình qua thời gian

Cho đến tận năm 2014, loại hình đồng hồ nghệ thuật này một lần nữa mới được “sống lại” nhờ thương hiệu Cartier qua bộ sưu tập mang tên Ballon Bleu de Cariter Floral-Marquetry Parrot Watch.

2. Nghệ thuật tiểu họa

Mặt số sử dụng kỹ nghệ tiểu họa

Ra đời ở thế Kỷ 16, tranh tiểu họa là một lĩnh vực nghệ thuật tinh xảo đặc biệt mà trên thế giới giờ chỉ còn rất ít người có khả năng thực hiện. Nghệ thuật này đòi hỏi sự tinh thông về những kỹ thuật cầu kỳ, tỉ mẩn và vô cùng tinh tế từ khâu trộn màu sơn dầu, cách đặt những lớp màu, quét chổi sơn một cách khéo léo cho đến kỹ thuật nung qua lửa.

Ngày nay, thì nghệ thuật này đã được ứng dụng trên đồng hồ (số lượng cực hiếm) để tạo vẻ đẹp đầy mê hoặc tiêu biểu là phiên bản Le Carrousel Panda của Sarcar nổi bật với bề mặt được sơn dầu, từng sợi tóc được mài nhọn diễn tả chân thực bộ lông của chú gấu Banda.

3. Sơn mài Maki-E

Chanel Mademoiselle Privé Camèlia Maki -E

Maki – E là một kỹ thuật sơn mài cổ được phát triển ở Nhật Bản trong thời kỳ Heian và bùng nổ mạnh mẽ trong suốt thời Edo (1603-1868). Kỹ thuật này dùng cọ Makizutsu hoặc cọ kebo đính bột vàng/bạc hoặc các chất liệu trang trí như vảy xà cừ và vỏ trứng chim cút lên lớp sơn mài ướt.

Tham khảo thêm:  2019: Longines Ra Mắt Phiên Bản Đồng Hồ HydroConquest Gốm Đen

Ban đầu, loại hình nghệ thuật thủ công này được sử dụng để trang trí vật dụng trong gia đình sau đó nó được chuyển tải lên mặt số của đồng hồ để thể hiện đẳng cấp chế tác. Minh chứng cho kỹ thuật sơn mài Maki-E là hai chiếc đồng hồ Mademoiselle Privé Camèlia Maki -E của thương hiệu Chanel điểm motif hoa trà vô cùng ấn tượng.

4. Nghệ thuật thêu

Piaget Altiplano Cadran Brogerie

May vá là một việc rất đỗi bình thường hàng ngày. Biểu hiện cao quý nhất của nó nằm dưới hình thức của thêu chỉ bằng vàng hoặc bạc, đã tồn tại từ thời tiền sử của Châu Á và được sử dụng như một nghi thức thủ công. Mỗi người thợ thủ công phải đập từng miếng vàng hoặc bạc dẹt thành lá mỏng, cắt chúng thành những dải mảnh sau đó tết chúng cùng với những sợi chỉ nhiều màu.

Kỹ thuật này đã từng được Piaget áp dụng tạo ra motif hoa hồng trên cỗ máy thời gian có tên “Altiplano Cadran Brogerie” và trên phiên bản Mademoiselle Privé của Chanel.

5. Nghệ thuật tạo hoa văn bằng gỗ trên đồng hồ

Nghệ thuật tạo hoa văn bằng gỗ

Là đỉnh cao của nghệ thuật đóng đồ gỗ đầu thế kỷ 16 tại Florence, Ý, kỹ thuật tạo hoa văn bằng gỗ là quá trình cắt và ráp nối những bề mặt gỗ hoặc sắc thái gỗ khác nhau để ghép từng mảnh lại trên một mặt phẳng.Khi nhắc đên nghệ thuật thủ công cao cấp này phải kể đến thương hiệu Parmigiani Fleurire được hãng trình diễn lần đầu tiên bằng việc khắc họa cây đàn ghita Gibson cho chiếc đồng hồ Tonda Tourbillon Woodstock. Sau đó, hãng lại tiếp tục trình làng một phiên bản khác để thể hiện tình yêu đối với thể loại nhạc Samba qua cỗ máy thời gian. Ngoài Parmigiani Fleurire thì Jaeger-LeCoultre cũng rất thành công trong việc ứng dụng nghệ thuật tạo hoa văn bằng gỗ trên mặt số đồng hồ.