Các loại nắp lưng đồng hồ? Tại sao lại khác nhau?

Nắp lưng đồng hồ có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc bảo vệ bộ máy. Chúng ta thường không để ý bộ phận này vì nằm ở mặt sau của chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, nắp lưng cũng được thiết kế với nhiều chủng loại và công dụng khác nhau. Cùng xem và phân biệt nhé!

Nắp lưng đồng hồ là gì?

Nắp lưng đồng hồ hay còn được gọi là nắp sau, nắp đáy. Bạn sẽ thấy nắp lưng khi lật mặt sau của sản phẩm. Đây là phần tiếp xúc trực tiếp với da tay và mồ hôi của người dùng nên chất liệu sản xuất nắp lưng phải rất an toàn và chất lượng. 

Thông thường, nắp lưng được làm bằng một tấm kim loại dày, không gỉ để chống chịu lại với nước và mồ hôi tay. Ngoài ra, chất liệu ấy cũng phải cực kỳ thân thiện với làn da của người dùng, tránh gây dị ứng mẩn đỏ. Ngày nay, các thương hiệu sử dụng thêm chất liệu kính để làm nắp lưng cho đồng hồ giúp cho bộ máy thêm phần sinh động và hấp dẫn. 

Trên nắp lưng, người dùng sẽ tìm thấy những thông tin quan trọng của sản phẩm như thương hiệu, mã hiệu, chất liệu, tên bộ máy, khả năng chống nước, nơi sản xuất,….Do đó, khi mua đồng hồ, người dùng có thể thông qua nắp lưng để nhận biết các thông số kỹ thuật quan trọng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. 

Công dụng của nắp lưng đồng hồ

Nắp lưng là một phần không thể thiếu của đồng hồ. Nắp có thể tháo rời để phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa bộ máy. Bên cạnh đó, nắp lưng còn là phần chịu trách nhiệm bảo vệ cho bộ máy khỏi những tác nhân từ môi trường và con người như bụi bẩn, nước, các cú sốc, vật thể lạ,…

Tham khảo thêm:  Đồng hồ Chopard của nước nào? Đồng hồ Chopard có tốt không?

Các loại nắp lưng và ưu nhược điểm 

Nắp lưng đồng hồ được chia làm nhiều loại khác nhau, theo đó có nhiều cách mở khác nhau. Tùy thuộc vào thiết kế và công năng, người ta có những cách phân loại như sau: 

Phân loại theo cách tháo lắp

Nắp vặn

Nắp vặn là nắp có thiết kế đóng mở bằng cách vặn. Bạn có thể nhận diện loại nắp này bằng các khoảng lõm phân bố đều trên mặt nắp (thường là 6 lõm). Các lõm này là nơi đặt các dụng cụ tháo mở. Mặt sau của nắp vặn (mặt bên trong thân vỏ) sẽ có ren vặn ăn khớp với nhau. 

Công dụng của nắp vặn là đóng rất khít, chống nước tốt, thường được ứng dụng trên các mẫu đồng hồ thể thao, đồng hồ lặn hay các mẫu chống nước cao. Hầu hết, các mẫu đồng hồ nắp vặn đều có khả năng chống nước từ 10ATM trở lên.

Để mở nắp vặn, người thợ cần có dụng cụ neo giữ ít nhất 2 lõm đối xứng và vặn. Để đóng, bạn sẽ vặn nắp lưng ngược với chiều mở. Khi không vặn được nữa thì dùng dụng cụ neo giữ để vặn siết chặt hơn nữa. 

Như đã nói ở trên, nắp lưng vặn có ưu điểm chống nước tốt nhưng nhược điểm là khó đóng mở, chi phí sản xuất cao nên khá đắt tiền. bên cạnh đó, phần ren vặn sẽ khiến cho bộ máy trông dày hơn và thô hơn. 

Nắp ép

Nắp ép là loại nắp được đóng kín vào vỏ đồng hồ nhờ lực ép (áp suất). Mặt nắp ép rất nhẵn, không có lỗ hay lõm nên mang tính thẩm mỹ cao. Công dụng của nắp ép là đảm bảo cho nước và bụi bẩn khó xâm nhập vào bộ máy. Khả năng chống nước đứng sau nắp vặn (thông thường từ 3 – 10ATM).

Tham khảo thêm:  Frederique Constant ra mắt phiên bản kỷ niệm 50 năm thành lập Các tiểu vương quốc Ả Rập

Để mở nắp ép, người thợ đồng hồ cần dùng dao hoặc dụng cụ nạy đặt vào khe rãnh giữa nắp lưng và vỏ đồng hồ, sau đó, nạy ra theo nguyên tắc đòn bẩy. Khi cần đóng nắp, bạn chỉ cần dùng các ngón tay ép khít chặt vào nắp lưng là xong. 

Nắp ép mang lại các ưu điểm như không làm tăng độ dày của đồng hồ, chống nước tương đối, dễ sản xuất, giá rẻ và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nắp này mà ai cũng thấy là khó mở, dễ bị trầy xước, chống sốc không cao, đóng mở nhiều khiến nắp ép dễ bị biến dạng, giảm khả năng bảo vệ.  

Nắp ốc

Nắp ốc là loại nắp được gắn chặt vào thân vỏ nhờ các ốc vít. Thông thường, người dùng sẽ quan sát thấy được từ 4 – 6 lỗ bắt vít, phân bổ đều trên nắp lưng. Khả năng chống nước của nắp ốc không cao (3ATM) nên các nhà sản xuất sẽ phải bổ sung thêm gioăng chống nước cho bộ máy. 

Nắp ốc không làm ảnh hưởng quá nhiều đến độ dày của đồng hồ. Để mở, người thợ chỉ cần dùng vít có đầu phù hợp để tháo hết các ốc vít là được. Khi đóng cũng chỉ cần đặt ốc vít đúng vị trí và vặn là xong. 

Như vậy, có thể thấy ưu điểm của nắp ốc là dễ đóng mở, chi phí sản xuất không cao, chống sốc tốt. Bên cạnh đó, nắp ốc có một vài nhược điểm như chống nước kém, khi tháo mở dễ làm mất ốc, dễ bám bụi vào các lỗ bắt ốc,…

Tham khảo thêm:  Lên cót cho đồng hồ với hướng dẫn từ chuyên gia

Phân loại theo thiết kế

Bỏ qua việc đóng mở, hầu hết người dùng phân biệt nắp lưng thông qua thiết kế bên ngoài. Bạn có thể thấy hai kiểu được các nhà sản xuất sử dụng nhiều nhất là:

Nắp kín

Là loại nắp được làm kín hoàn toàn, bạn sẽ không thể nhìn thấy gì bên trong nắp. Đại đa số các thương hiệu sử dụng thiết kế nắp kín cho các sản phẩm của mình và chạm khắc các thông số kỹ thuật, hoạt tiết, hoa văn ngay lên trên bề mặt nắp.

Nắp kính

Nắp kính là loại nắp kết hợp giữa kim loại và kính (Sapphire hoặc Hardlex). Cấu tạo của nắp kính là sử dụng một niềng thép không gỉ ở bên ngoài, mặt kính ở giữa. Theo đó, việc trang bị nắp kính giúp nhà sản xuất khéo léo phô diễn bộ chuyển động bên trong đồng hồ, tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho sản phẩm. 

Hiện nay, Watches đang phân phối cả hai dòng đồng hồ nắp kín và nắp kính, người dùng có thể đến các showroom chính hãng trên toàn quốc để tham khảo, trải nghiệm trực tiếp và chọn cho mình một mẫu mã yêu thích.

Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm thú vị trong việc lựa chọn đồng hồ đeo tay. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin, kiến thức mới nhất nhé! 

———————————————————–

Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Watches qua:Hotline: 1800 6785Facebook: https://www.facebook.com/WatchesWatch/Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

Nguồn bài viết: https://galle.vn/tin-tuc/cac-loai-nap-lung-dong-ho.html