Đi Tìm Sự Thật Về Công Nghệ Mạ PVD Trong Nền Công Nghiệp Đồng Hồ

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu đồng hồ trên thế giới sử dụng công nghệ mạ PVD, đây được xem là một công nghệ đột phá trong nền công nghiệp của toàn cầu. Để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ mạ PVD trong đồng hồ, các chuyên gia tại Watches đã có bài viết phân tích về công nghệ này dưới đây!

 

Đi Tìm Sự Thật Về Công Nghệ Mạ PVD Trong Nền Công Nghiệp Đồng Hồ

Physical Vapor Deposition (PVD) là công nghệ ra đời cách đây vài thập kỷ, chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng quân sự, ban đầu công nghệ này được thiết kế để giảm ma sát ăn mòn trên các bộ phận kim loại. Nó gắn một lớp Micron dày của hợp chất kim loại với kim loại hoặc vật liệu khác.

 

Tại sao đồng hồ nên sử dụng công nghệ mạ PVD?

phien ban dong ho su dungj ma pvd

Một chiếc đồng hồ sử dụng công nghệ mạ PVD

 

¤ Công nghệ mạ PVD sẽ làm giảm hao mòn của dây đeo, nút điều chỉnh, vòng bezels,…

¤ Loại bỏ những ánh sáng phản chiếu và tránh phai màu đồng hồ.

¤ Tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp dành cho một chiếc đồng hồ.

Có thể bạn chưa biết?

Khi quá trình lắng đọng cần phải có sự linh hoạt trong ngành công nghiệp nên việc sử dụng công nghệ mạ PVD là điều hết sức cần thiết. Ví dụ: Để tăng tuổi thọ cho các loại phụ tùng trong máy tiện, các doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ mạ PVD trên bánh răng và các bộ phận của động cơ, điều này đã làm giảm ma sát giữa các bộ phận kim loại và tiêu hao ít dầu bôi trơn hơn và nhiệt độ để hoạt động của các động cơ cũng thấp hơn.

? Nếu bạn muốn tìm kiếm những chiếc đồng hồ chính hãng mạ PVD <— Click ngay tại đây!

Tham khảo thêm:  5 Bật Mí Thú Vị Về Độ Chống Nước Đồng Hồ Citizen WR50

 

Tìm hiểu về quá trình mạ PVD:

PVD được sử dụng phương pháp tương tự như mạ vàng, nơi một dòng điện đi qua phần đã được phủ. Với công nghệ ngày càng phát triển nên có rất nhiều phương pháp để mạ PVD ra đời, nhưng quá trình mạ chân không có lẽ là một trong những quá trình được áp dụng nhiều nhất.

⊕ Quá trình mạ PVD trong chân không: Mạ PVD trong chân không sử dụng trong buồng kín nơi chân không được tạo ra, điện áp tiêu cực thu hút các ion dương và khí trơ, tạo nên môi trường cần thiết trong quá trình kết tủa. Các hợp chất phủ được tạo thành từ các yếu tố khác nhau như Cacbua, Nitrit, Boride và Silicides. Cấu trúc của các hợp chất thay đổi tùy thuộc vào chất liệu nguyên bản cần mạ.

 

Trước khi có công nghệ mạ PVD

Từ năm năm 1980 – 1990, thì sơn tĩnh và oxit anodization đen là hai phương pháp được lựa chọn để “tô đen” những chi tiết bên ngoài đồng hồ.

∴ Sơn tĩnh: Còn sơn tĩnh về cơ bản là quá trình nung sơn được “phun” vào bề mặt kim loại. Sơn tĩnh hoàn thiện tạo nên cảm giác mịn và cứng bên ngoài bề mặt đồng hồ. Tuy nhiên theo thời gian lớp sơn tĩnh bên ngoài sẽ bị “mẽ”.

∴ Oxit anodization đen: là quá trình “nhuộm đen” bề mặt đồng hồ. Quá trình nhuộm Oxit anodization đen rất dễ dàng áp dụng và không tốn kém. Rất ít hóa chất được áp dụng trong quá trình nhộm oxt đen và ít có độ kết dính bề mặt kim loại như công nghệ mạ PVD. Chính vì thế, Oxit anodization đen sẽ không thích hợp cho những chi tiết dễ bị năm mòn như vòng bezel, dây đeo,…Thông thường quá trình này chỉ được sử dụng cho các bộ phận nhỏ như đinh vít, nút điều chỉnh.

Tham khảo thêm:  Apple Đã “Tan Tành” Giấc Mơ Bước Chân Vào Thế Giới Đồng Hồ Xa Xỉ

dong ho son tinh

Dây đeo của đồng hồ Tag Heuer Black Coral 1000 sử dụng một lớp sỡ tĩnh sẽ bị “bóc” sau 6 năm sử dụng

 

bang so sanh

Bảng so sánh các quá trình mạ khác nhau

? Những phiên bản đồng hồ đẹp giá rẻ ấn tượng nhất năm <— Click ngay!

 

Kết luận về công nghệ mạ PVD:

Hầu hết mạ PVD là màu đen, tuy nhiên tùy thuộc vào chất liệu kim loại nguyên bản cần mạ có thể ảnh hưởng đến các đặc tính phản quang. Khi phương pháp mạ PVD hoàn thiện trên bề mặt kim loại sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng hơn cho chiếc đồng hồ.

day dong ho su dung cong nghe ma pvd

Dây đeo chưa được mạ PVD (trái) và dây đeo được mạ PVD (phải)

OQINHAT

Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?

Hữu íchKhông Hữu ích

Nguồn bài viết: https://donghohaitrieu.com/tin-tuc/dong-ho/di-tim-su-that-ve-cong-nghe-ma-pvd-trong-nen-cong-nghiep-dong-ho.html