Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật?

Nhiều người chọn đồng hồ đeo tay màu vàng bởi vì màu sắc vô cùng sang trọng của chúng. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng vẻ đẹp của những chiếc đồng hồ màu vàng có thực sự là dùng vàng thật để tạo ra hay không (hay chỉ là phủ một chất gì đó có màu giống vàng)?

 

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật?

    Đồng hồ màu vàng có được mạ vàng thật hay không? Đáp án là còn tùy vào thương hiệu mà bạn chọn. May mắn rằng, phần lớn các thương hiệu đồng hồ có tên tuổi, uy tín sẽ sử dụng vàng thật để mạ vàng cho đồng hồ.

Mua hàng chất lượng:

Đồng Hồ Chính Hãng

10.000  Đồng Hồ Chính Hãng 100%

= = = = = = = = = = = = = = = = = =

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? VàngPhần lớn đồng hồ màu vàng từ các thương hiệu lớn và uy tín sẽ dùng vàng thật để tạo màu vàng, chỉ là sự hiện diện của vàng cực kỳ ít ỏi (ảnh là vỏ mạ điện lớp vàng dày 20 micromet)

 

8 Mẫu Đồng Hồ Sử Dụng Vàng Khối 18K Để Làm Bộ Vỏ

 

    Tất nhiên, có vàng thật nhưng còn độ dày lớp vàng dùng để mạ như thế nào sẽ tùy thuộc vào “giá thành” của sản phẩm. Nhìn chung, phần lớn đồng hồ mạ vàng dưới 500 USD sẽ không chứa bao nhiêu vàng thật cả.

    Truy ngược về quá khức vài chục năm trước, với các công nghệ cũ, lớp vàng mạ dày khoảng 5 micromet (riêng đồng hồ Thụy Sĩ thường là 20 micromet trở lên). Hiện nay, với công nghệ PVD, lớp vàng chỉ dày khoảng 0.3 micromet mà thôi (micromet (µm), 1000 µm = 1 mm).

    Tuy rằng lớp vàng rất mỏng (tới mức không đáng kể) nhưng các công nghệ mạ hiện đại ngày nay (PVD) sẽ đảm bảo cho bạn màu vàng tương đối bền bỉ, lâu phai, không bị bong tróc, ố đen loang lổ, ít bị trầy xước hơn nhiều so với các công nghệ mạ cũ.

Lưu ý: bài này chỉ đề cập đồng hồ bằng kim loại màu vàng, không đề cập đồng hồ nhựa hoặc các vật liệu phi kim khác.

Bài hay nên đọc:

Sự Thật Về Công Nghệ Mạ PVD Và Cách Giữ Gìn Đồng Hồ Mạ Vàng

Sự Thật Về Công Nghệ Mạ PVD Và Cách Giữ Gìn Đồng Hồ Mạ Vàng

= = = = = = = = = = = = = = = = = =

 

Đôi Nét Về 2 Công Nghệ Mạ Vàng Đồng Hồ Phổ Biến: Mạ Điện Và PVD

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? Mặt Mạ VàngPVD là công nghệ mới (trái), còn mạ điện là công nghệ cũ (phải), dĩ nhiên, PVD “ít” hao tốn vật liệu (vàng) và cũng rất khó phai, lớp mạ sắc sảo hơn rất nhiều

 

Mạ vàng là một phương pháp phủ vàng mỏng lên bề mặt lõi kim loại, trong thế giới đồng hồ, có hai công nghệ được sử dụng phổ biến là: tạo lớp phủ vàng bằng công nghệ điện phân (mạ điện) và tạo lớp phủ bằng phương pháp lắng đọng chân không (PVD).

Mạ Điện

Tham khảo thêm:  DANIEL WELLINGTON, Con Đường Đi Đến Thành Công

Là công nghệ tạo lớp phủ vàng bằng công nghệ điện phân. Trong quá trình mạ điện, linh kiện cần mạ được gắn với cực âm (cathode), vàng được gắn với cực dương (anode) của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Dưới tác dụng lực tĩnh điện các phân tử kim loại mạ sẽ bị chuyển dời đến vật cần mạ, bám trên đó, đó là lớp mạ vàng.

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? Mạ ĐiệnQuy trình mạ điện cơ bản

 

   Độ dày lớp mạ điện từ 5-80 micromet (0.005- 0.08mm)
•   Dễ bị trầy xước, bong lớp mạ
   Do lớp vàng dày nên lớp mạ thường làm mất đi độ sắc sảo của chi tiết nhỏ
•   Hao mòn dần theo thời gian
   Màu sắc ít bị xỉn và không bị đen (nếu không bong tróc)

PVD

Là công nghệ tạo lớp phủ bằng công nghệ lắng hơi vật lý. Có nhiều công nghệ PVD nhưng được sử dụng chủ yếu trên đồng hồ là Evaporative deposition (lắng đọng bốc hơi). Trong đó, vàng được bốc hơi trong chân không , môi trường chân không cho phép hơi vàng bay trực tiếp đến linh kiện cần mạ rồi ngưng tụ lại trạng thái rắn.

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? PVD
Lớp phủ tạo ra bằng công nghệ PVD

 

•   Độ dày lớp phủ từ 0.1-0.3 micromet (0.0001- 0.0003mm)

   Lớp mạ cứng, khó bị trầy xước

•   Lớp mạ bám chắc, không bị bong tróc

   Lớp mạ cực mỏng nên vẫn giữ được độ sắc sảo của chi tiết nhỏ.

•   Phai dần theo thời gian nhưng không bị hao mòn

   Màu sắc có xỉn sau khi dùng lâu nhưng không bị đen

 

Chia sẻ kinh nghiệm:

Làm Sạch Đồng Hồ Mạ Vàng Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Làm Sạch Đồng Hồ Mạ Vàng Như Thế Nào Là Đúng Cách?

= = = = = = = = = = = = = = = = = =

 

Có thể bạn chưa biết:

– – –    Trong phương pháp PVD, không chỉ có vàng được phủ lên linh kiện mà còn có cả lớp mạ lót, đó chính là điều cốt lõi đã tạo nên độ cứng cao và giữ màu vàng tuyệt vời của đồng hồ PVD vàng so với mạ điện.

Tham khảo thêm:  Giải Nghĩa Tần Số Dao Động Của Đồng Hồ, Hz, A/h, Alt/h, VPH, BPH Là Gì

– – –    Vật liệu mạ lót sẽ tùy theo tông màu vàng, TiN (Titanium Nitride) cho vàng kim, TiCN (Titanium Carbon Nitride) cho vàng hồng. Cả hai hợp kim này đều không độc hại, được phép dùng trong cả lĩnh vực y tế nếu lớp phủ có độ dày dưới 5 micromet được cho phép.

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? Bong Tróc VàngMạ vàng bằng phương pháp mạ điện sẽ gây ra tình trạng trầy xước, bong tróc như ảnh sau thời gian dài sử dụng. Trong khi đó, PVD sẽ không bị bong tróc và ít trầy hơn nhờ lớp vật liệu bám chắc, lớp lót TiN, TiCN cực kỳ cứng

 

Vậy Đồng Hồ Màu Vàng Không Dùng Vàng Để Mạ Thì Mạ Bằng Gì?

    Mạ vàng bằng phương pháp mạ điện và PVD thật ra đều rất đắt tiền, mạ điện đắt tiền bởi nguyên liệu, PVD đắt tiền bởi thiết bị thực hiện. Bù lại, chúng cho chất lượng rất cao.

   Tuy nhiên, nếu một chiếc đồng hồ dùng phương pháp mạ điện kém chất lượng, xi hóa chất mà lớp mạ cũng không phải vàng thật thì đúng là một thảm họa. Thậm chí, phương pháp phun sơn cũng được tận dụng. Chúng không chỉ bị bong tróc mà còn bị ố đen theo thời gian, tồn dư hóa chất độc hại.

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? Kém Chất LượngVàng đắt tiền, thiết bị PVD cũng rất đắt đỏ, vậy nên đồng hồ rẻ tiền sẽ không thể có được (ảnh là lớp màu vàng bị bong dù đồng hồ vẫn chưa cũ)

 

    Đơn giản mà nói, tất cả sản phẩm này đều là hàng rẻ tiền, các hóa chất sau mạ không được tẩy trừ sạch sẽ, linh kiện được mạ màu không được làm bằng thép không gỉ, thiết bị chất lượng kém thô sơ dẫn đến chất lượng lớp mạ cũng kém. Dùng khoảng vài tháng là lớp mạ nứt nẻ, bong tróc nham nhở.

    Lại trở về giải đáp vấn đề chính, nếu đồng hồ “màu vàng” không dùng vàng để mạ thì mạ bằng gì? Câu trả lời đó là mạ đồng thau, đồng và các loại hợp kim đồng khác để tạo ra nhiều “sắc thái” mô phỏng hợp kim vàng thật. Và nếu màu vàng được tạo ra bằng sơn, thành phần của nó sẽ là nhựa và màu.

Riêng đối với đồng hồ nhôm, phương pháp tạo lớp mạ màu sẽ là Anodize, các màu sắc vàng sẽ tùy thuộc vào dung dịch muối và điện áp AC sử dụng. Nói về nhôm, mặc dù là loại chất liệụ không được dùng nhiều trên đồng hồ nhưng thường chỉ đến từ hãng tên tuổi, chất lượng tùy thuộc vào công nghệ của từng hãng. Hãy xem thêm về đồng hồ nhôm và cách mạ màu cho chúng.

 

Tham khảo thêm:  Đánh Giá G-Shock “Iron Man” GA-110CS-4ADR, Người Sắt Cực Ngầu

Lời Kết

Giải Đáp: Liệu Đồng Hồ Đeo Tay Màu Vàng Có Được Mạ Vàng Thật? Longines L3.742.3.96.7Longines L3.742.3.96.7 với màu vàng được tạo ra từ vàng thật và công nghệ PVD chất lượng cao

 

   Phần lớn các thương hiệu đồng hồ có uy tín, tên tuổi ngày nay đều sử dụng công nghệ PVD (hiện đại, không độc hại, thân thiện môi trường) trên nền linh kiện bằng thép không gỉ để mang đến màu vàng lâu phai và không bị bong tróc, dùng lâu có thể bị tối màu nhưng không bị đen hoặc gỉ.

   Tuy rằng lớp phủ màu vàng tạo ra bởi công nghệ hiện đại này thực chất không chứa bao nhiêu vàng nhưng chất lượng của chúng rất cao. Chỉ cần tránh các va quẹt mạnh làm lộ kim loại nền, tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm thì màu sắc có thể lưu giữ trên dưới 10 năm. Bạn có thể an tâm khi sử dụng.

   Cuối cùng, đồng hồ PVD vàng hàng hiệu ngày nay giá chỉ tầm 500.000 trở lên mà thôi, bạn nhớ tránh đi những chiếc đồng hồ màu vàng rẻ tiền nhé, công nghệ mạ rẻ tiền không chỉ mang đến chất lượng kém mà còn lưu giữ hóa chất mạ độc hại cho da.

“Hãy nhớ, công nghệ tạo màu vàng có tốt thế nào thì vẫn không thể lưu giữ màu vàng được như đồng hồ vàng nguyên khối, đơn giản bởi vì chúng chỉ là lớp mạ, có giá thành rẻ hơn hàng chục, hàng trăm lần. Nếu sử dụng đồng hồ mạ bạn nên tránh tối đa các rủi ro gây trầy xước.”

 

Có thể bạn đang cần:

Bàn Luận Về Đồng Hồ Fake Cao Cấp, Có Thực Sự Chất Lượng Hay Không?

Bàn Luận Về Đồng Hồ Fake Cao Cấp, Có Thực Sự Chất Lượng Hay Không?

= = = = = = = = = = = = = = = = = =

 

RRCThao

Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?

was last modified: Tháng Sáu 17th, 2020

Nguồn bài viết: https://donghohaitrieu.com/tin-tuc/dong-ho/giai-dap-lieu-dong-ho-mau-vang-co-duoc-ma-vang-that.html