[Tranh luận] Nơi sản xuất đồng hồ có thực sự quan trọng?

Ai cũng biết, đồng hồ đeo tay có thể được sản xuất trong nước hoặc ngoài nước tùy thuộc vào mục đích của thương hiệu và chủng loại. Nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều người dùng đặt ra câu hỏi: “Liệu sản phẩm có còn giữ được nguyên giá trị, chất lượng ban đầu và nơi sản xuất đồng hồ có thực sự quan trọng?” Trong bài viết hôm nay, Watches sẽ cùng bạn lý giải vấn đề đó. 


Khái niệm “nơi sản xuất đồng hồ”

Nơi sản xuất đồng hồ là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ chế tạo, phát triển và sản xuất ra các linh kiện cấu thành sản phẩm từ các chất liệu thô hoặc sản xuất, hoàn thiện toàn bộ sản phẩm. 

Ban đầu, các thương hiệu đều tự sản xuất đồng hồ tại chính quốc gia của mình nhưng cách làm này gây ra một số bất cập như hạn chế về mặt sản lượng hoặc khiến cho giá thành của đồng hồ bị đẩy lên cao, nhất là ở những quốc gia có mức lương nhân công cao như Thụy Sỹ hay Nhật Bản. Sau này, để cắt cắt giảm chi phí, không ít thương hiệu quyết định đẩy việc sản xuất ra khỏi lãnh thổ đến các quốc gia thứ 3 nhằm mục đích tận dụng nguồn nhân công giá rẻ. Đây cũng chính là lý do khiến người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng và giá trị của đồng hồ sau khi rời khỏi nước “mẹ”. 

Tham khảo thêm:  Outlet collection sale up to 20% - Thứ 6 ưu đãi nhân đôi

Nơi sản xuất đồng hồ có thực sự quan trọng?

Nơi sản xuất đồng hồ chắc chắn rất quan trọng. Nếu đó không phải là nơi có đủ nhân công, công nghệ, tay nghề thì làm sao có thể sản xuất được những chiếc đồng hồ chất lượng cao? Chưa kể đến việc các thương hiệu lớn luôn có những quy định rất khắt khe trong quy trình sản xuất. Nếu không đáp ứng đủ những yêu cầu đó, chắc chắn họ không thể được lựa chọn để hợp tác phát triển lâu dài. Hãy xem những ví dụ dưới đây để thấy rõ:

Để giảm chi phí nhân công và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các thương hiệu đồng hồ lớn tại Nhật Bản chọn lựa lắp ráp đồng hồ tại nước thứ 3 như: Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, thậm chí là cả Việt Nam,… Đơn cử như Seiko, họ tự sản xuất bộ máy Epson tại Nhật Bản nhưng nhà máy lắp ráp lại đặt tại Malaysia hoặc Nhật Bản. Citizen cũng vậy, họ sản xuất bộ máy trong nước và chế tạo vỏ, khóa tại Trung Quốc, sau đó đưa về lắp ráp tại Nhật hoặc Trung Quốc.

Dù được sản xuất ở đâu thì những chiếc đồng hồ Nhật Bản cũng phải đáp ứng các tiêu chí:

– Sử dụng công nghệ chung đạt tiêu chuẩn của Nhật 

– Trải qua khâu kiểm nghiệm, giám định gắt gao của Nhật. 

Sau khi sản xuất, những cỗ máy thời gian này sẽ được phân phối ra thị trường quốc tế hoặc được Nhật Bản nhập lại cho người dân của họ tiêu dùng.

Tham khảo thêm:  Top 6 các hãng đồng hồ nổi tiếng cho nữ nên mua

Một ví dụ khác về các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ, nơi nổi tiếng với những cỗ máy tinh tế, xa xỉ, đắt đỏ và là tình yêu bất diệt của những người sưu tầm chuyên nghiệp. Cũng vì thế, Thuỵ Sỹ có nhiều quy định khắt khe hơn với các nhà sản xuất thứ 3. 

Những chiếc đồng hồ được gắn mác Swiss Made thường các tiêu chí sau: 

 – Bộ máy do hãng Thuỵ Sỹ thiết kế và phát triển

– Bộ máy được gia công, lắp ráp (lắp đặt vào bên trong vỏ) tại Thuỵ Sỹ

– Nhà sản xuất thực hiện công đoạn kiểm định cuối cùng tại Thuỵ Sỹ

Tuy nhiên, Swiss Made lại rất đắt đỏ và nhà sản xuất mang đến cho bạn một  lựa chọn khác dễ chịu hơn đó là Swiss Movt. Đây là cỗ máy sản xuất tại Thụy Sỹ và được kiểm định bởi nhà sản xuất Thuỵ Sỹ. Giai đoạn lắp ráp thành đồng hồ hoàn chỉnh được thực hiện bên ngoài Thụy Sỹ. Cách làm này vừa không làm giảm đi chất lượng hay giá trị của một chiếc đồng hồ mà còn giúp các thương hiệu tiếp cận được nhiều người dùng hơn. 

Ngoài ra, các thương hiệu đồng hồ danh tiếng khác đến từ Đức, Mỹ hay Thụy Điển,… cũng chọn sản xuất linh kiện hoặc lắp ráp ở nước thứ 3 như Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan, Myanmar,… bởi họ đã có sẵn nhà máy, không cần tốn thêm chi phí xây dựng và thuê nhân công. Hơn nữa nguồn lao động của các nước thứ 3 cũng rất dồi dào, chi phí thì thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Và để đảm bảo chất lượng máy thì họ sẽ nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Miyota (thuộc Citizen), Epson (thuộc Seiko),…

Tham khảo thêm:  Review đồng hồ Master Works - Luồng gió mới của thị trường Nhật Bản

Với những lập luận kể trên, có thể nói, chất lượng và giá trị của một chiếc đồng hồ không phụ thuộc vào nơi sản xuất mà từ lâu đã được khẳng định bởi tên tuổi của thương hiệu. Dù có được lắp ráp tại quốc gia thứ 3 thì những cỗ máy ấy vẫn được gọi là đồng hồ Thụy Sỹ, đồng hồ Nhật Bản và là niềm khao khát của tất cả các tay chơi. Còn bạn? Bạn đánh giá như thế nào về vấn đề này? Hãy chia sẻ cho chúng tôi và bạn đọc cùng biết nhé! 

———————————————————–

Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Watches qua:
Hotline: 1800 6785
Facebook: https://www.facebook.com/WatchesWatch/
Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

Nguồn bài viết: https://galle.vn/tin-tuc/noi-san-xuat-dong-ho-co-thuc-su-quan-trong.html