Cấu tạo đồng hồ cơ gồm 10 bộ phận – Khám phá ngay!

Cấu tạo đồng hồ cơ luôn là ẩn số khiến những tín đồ đồng hồ như bạn tìm hiểu mỗi ngày. Lý giải cho điều này bởi đồng hồ cơ có thiết kế phức tạp và mỗi nhà sản xuất luôn có cách “điều chế” đặc biệt để tạo ra dấu ấn riêng mình.

 

 

Cấu tạo đồng hồ cơ/automatic gồm ít nhất 10 bộ phận

Dĩ nhiên là cấu tạo của đồng hồ cơ không chỉ dừng lại ở 10 bộ phận nhưng đây lại là những linh kiện cơ bản nhất mà nhà sản xuất nào cũng sử dụng. Bao gồm:

YouTube video

 

Đồng hồ cơ là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết trước khi mua đồng hồ cơ

 

Có thể bạn quan tâm:

 5 thương hiệu đồng hồ nam Nhật Bản giá rẻ, đáng mua nhất

 10 mẫu đồng hồ Orient cơ automatic siêu nổi tiếng, ai cũng biết

 Cảnh báo nhiều nơi bán đồng hồ cơ Rado 800k là hàng giả

 

1. Núm chỉnh giờ

Núm chỉnh giờ ở đồng hồ cơ không chỉ dùng để chỉnh ngày, giờ hoặc các tính năng mà núm chỉnh còn để lên dây cót cho đồng hồ cơ. Bằng cách xoay núm vặn theo chiều ngược hoặc thuận kim đồng hồ, hệ thống sẽ tạo ra năng lượng và phục vụ cho đồng hồ hoạt động.

Cấu tạo đồng hồ cơ gồm 10 bộ phận - Khám phá ngay! - Ảnh: 1

Hệ thống cấu tạo đồng hồ cơ đeo tay bao gồm các núm vặn chỉnh giờ

 

2. Dây cót

Dây cót trở thành bộ phận cốt lõi tạo nên cấu tạo đồng hồ cơ đeo tay. Chúng được làm từ một lá thép rất mỏng, dài và cực kỳ mềm. Dây thép này sẽ được cuộn tròn và bảo vệ vững chắc bởi hộp tang trống. Khi đồng hồ lên dây cót, dây cót sẽ thu lại và dần trở về vị trí ban đầu. Do đó mà những bánh răng ở bên trong hộp tang trống có thể vận hành và chuyển tiếp năng lượng đến bánh răng.

Tham khảo thêm:  Hướng Dẫn Sử Dụng Nước Cho Đồng Hồ Đeo Tay

Cấu tạo đồng hồ cơ gồm 10 bộ phận - Khám phá ngay! - Ảnh: 2

Cấu tạo đồng hồ cơ đeo tay

 

3. Bánh răng trung tâm

Đây là bộ phận tiếp xúc đầu tiên với hộp tang trống ở trung tâm. Phải mất đến 12 giờ, bánh răng mới quay hết một vòng nên nó được gắn trực tiếp lên kim giờ.

 

4. Bánh răng trung gian

Đây là bộ phận tiếp xúc tiếp theo trong hệ thống, chiếc bánh răng này còn có tên gọi khác là bánh trăng thứ 3.

Cấu tạo đồng hồ cơ gồm 10 bộ phận - Khám phá ngay! - Ảnh: 3

Cấu tạo đồng hồ automatic bao gồm các bánh răng của đồng hồ cơ

 

5. Bánh răng thứ 4

Vị trí của chiếc bánh răng này thông thường đặt ở vị trí 6 giờ hoặc vị trí chính giữa. Đồng thời, do phải mất hết đến 1 phút, bánh răng này mới quay hết 1 vòng nên nó được gắn trực tiếp lên kim giây đồng hồ.

 

6. Bánh răng hồi

Đây cũng chính là chiếc bánh răng cuối cùng của hệ thống với vai trò chính là giải phóng năng lượng được truyền tới hộp cót. Kiểu dáng bánh răng này khá đặc biệt và phức tạp nhất, có khả năng chịu rung chấn trung bình lên đến 21.600 lần / giờ.

YouTube video

 

Chọn đồng hồ lên dây bằng tay hay cơ tự động? Sự khác biệt giữa 2 bộ máy?

 

7. Bánh lắc

Trong cấu tạo đồng hồ cơ tiếp tục có bánh lắc và bộ phận này hoạt động dựa trên cơ cấu hồi, biến những chuyển động từ bánh răng thành năng lượng. Đồng thời bánh lắc điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ.

Tham khảo thêm:  Ai Đã Sản Xuất Dây Da “Gốc” Cho Các Thương Hiệu Đồng Hồ Thụy Sĩ?

 

8. Dây tóc

Dây tóc là cấu tạo quan trọng trong đồng hồ cơ nên chúng được làm từ vật liệu có tính đàn hồi tốt để không bị co giãn trong thời gian dài sử dụng. Hiện nay có 4 loại dây tóc, tương ứng là 4 tần số dao động thường thấy trên đồng hồ cơ là 18000, 21000, 28800 và 36000. Tần số càng cao thì đồng hồ chạy càng chính xác.

Đối với đồng hồ cơ Nhật, các nhà sản xuất thường sử dụng tần số dao động từ 21600 vph trở xuống.

Đối với đồng hồ cơ Thuỵ Sỹ, các nhà sản xuất thường sử dụng tần số dao động từ 28800 vph trở lên.

 

9. Chân kính

Nhiệm vụ của chân kính trong cấu tạo đồng hồ cơ là làm giảm ma sát giữa những linh kiện với nhau khi chuyển động. Đồng thời chân kính còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ trên đồng hồ vì làm từ đá quý (thạch anh, ruby,…) có màu sắc đẹp. Tuỳ hãng, tuỳ mẫu mã sẽ có số lượng chân kính phù hợp.

Cấu tạo đồng hồ cơ gồm 10 bộ phận - Khám phá ngay! - Ảnh: 4

Cấu tạo đồng hồ automatic bao gồm những viên chân kính sặc sỡ trên đồng hồ

 

10. Rotor

Trong cấu tạo đồng hồ automatic, cuối cùng sẽ là Rotor. Đây là bộ phận gắn liền trung tâm cỗ máy với kiểu dáng hình bán nguyệt, được làm từ một miếng kim loại và có khả năng tự xoay 360 độ khi cổ tay bạn di chuyển. Rotor kết nối trực tiếp với hệ thống bánh răng để khi di chuyển, nó sẽ cuộn dây cót và tạo ra năng lượng.

Bên cạnh những bộ phận trên thì cấu tạo của đồng hồ cơ còn xuất hiện của ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy, Ngựa, Bánh Xe Gai,… tuỳ theo hãng và tuỳ theo các tính năng được trang bị lên đồng hồ.

YouTube video

Tham khảo thêm:  Bạn Biết Gì Về Máy Đồng Hồ Ronda Thụy Sĩ, Kẻ Thế Chỗ Máy ETA Trong Đồng Hồ Thạch Anh?

 

Những điều bạn chưa biết về đồng hồ cơ lộ máy

 

Chính sách bảo hành đồng hồ cơ tại Watches

Do có cấu tạo từ nhiều linh kiện nên trong trường hợp hỏng hóc, chi phí để sửa chữa đồng hồ cơ cũng lớn. Để bạn thật sự yên tâm, tất cả đồng hồ cơ khi mua tại Watches đều được hưởng chế độ bảo hành tăng cường, gồm:

Bảo hành quốc tế của hãng theo quy định

Bảo hành máy tại Watches đến 5 năm

Cam kết 1 đổi 1 nếu lỗi sản xuất

Cam kết miễn phí vận chuyển toàn quốc

Có trả góp 0% lãi suất, xét duyệt nhanh tại chỗ

Được ưu tiên sử dụng mọi dịch vụ tại Trung tâm bảo hành Watches theo tiêu chuẩn Thuỵ Sỹ đầu tiên tại Việt Nam.

Cấu tạo đồng hồ cơ gồm 10 bộ phận - Khám phá ngay! - Ảnh: 5

Hệ thống bán lẻ Watches

 

Trải nghiệm mua sắm đồng hồ cơ tại Watches

Hiện nay, đồng hồ cơ tại Watches rất đa dạng về mẫu mã, đến từ hơn 20 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Bạn dễ dàng mua sắm đồng hồ cơ giá rẻ của Nhật, Mỹ,… hay ngay cả các sản phẩm cao cấp từ Thuỵ Sỹ.

 

Tin tức liên quan:

 15 mẫu đồng hồ cơ nam đẹp, trữ cót 40-80 giờ bán chạy nhất

 Tuổi thọ trung bình của đồng hồ cơ là bao nhiêu?

 Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không? Chạy bao lâu?

Bài viết này có hữu ích cho Bạn không ?

was last modified: Tháng Hai 23rd, 2022

Nguồn bài viết: https://donghohaitrieu.com/tin-tuc/dong-ho/cau-tao-dong-ho-co-gom-10-bo-phan-kham-pha-ngay.html