Chân kính đồng hồ là gì? Những điều cơ bản về chân kính đồng hồ

Phần lớn những người đeo đồng hồ đã lâu nhưng chắc hẳn vẫn chưa biết về chân kính đồng hồ là gì; hay chân kính đồng hồ có chức năng gì cho “cỗ máy thời gian” của mình. Hãy cùng Watches shop “phanh phui” vào sâu bên trong nội tại chiếc đồng hồ nhé!

Tìm hiểu về khái niệm chân kính đồng hồ

Trong các mẫu đồng hồ cơ, một trong các bộ phận không thể thiếu đó là chân kính. Chân kính được làm từ rất nhiều vật liệu khác nhau như: kim cương, đá quý, đá Sapphire, ngọc thạch lựu, thạch anh,… bởi chúng có độ mài mòn thấp, độ cứng cao. Nhờ vậy mà nó có thể trơn trượt dễ dàng khi tiếp xúc với các bộ phận kim loại trong đồng hồ.

Chân kính đồng hồ là gì? Những điều cơ bản về chân kính đồng hồ - Ảnh 1

Chân kính đồng hồ (Jewel), là bộ phận bên được lắp chi tiết bên trong đồng hồ. Chân kính có lực ma sát lớn và giúp làm giảm tối đa sự hao mòn trong quá trình hoạt động máy.

Chân kính có trong đồng hồ được phát minh năm 1704 do ngài Nicolas Fatio và Pierre và Jacob.

Jewel được hiểu là đá quý vì vậy mà bạn có thể hình dung được rằng chân kính đồng hồ là một bộ phận tuyệt đẹp và có giá trị cao. Chân kính được trang trí giúp làm tăng giá trị đẳng cấp của đồng hồ. Tuy nhiên nhiều loại chân kính có nguồn gốc xuất xứ khác nhau sẽ tạo ra những giá trị khác nhau.

Tham khảo thêm:  Khám phá 7 thành phần không thể thiếu cấu tạo nên một chiếc đồng hồ đeo tay

Chân kính trong đồng hồ là gì và có chức năng gì?

Chức năng của chân kính không thông thường là để trang trí cho bộ máy hoặc tăng giá trị của đồng khi sử dụng vật liệu Jewel. Công dụng chính vẫn là tăng độ bền và độ chính xác.

Chân kính đồng hồ là gì? Những điều cơ bản về chân kính đồng hồ - Ảnh 2

Cụ thể:

– Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác (mức tương đối)

– Giảm ma sát giúp tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn

– Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác (mức tương đối)

– Tăng giá trị cho đồng hồ bởi các vật liệu làm nên chân kính hầu hết có giá trí lớn.

Một số lưu ý:

Những đồng hồ có chân kính, được sản xuất từ thương hiệu lớn mà chi phí rẻ tiền thì chắc hẳn đây là hàng nhái; hoặc có thể nhà sản xuất đã sử dụng những vật liệu thủy tinh. Thủy tinh có độ ma sát và độ bền sẽ kém hơn so với các kim loại, đá quý khác.

Những loại chân kính phổ biến

Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels)

Hình dáng jewel tròn, dẹt, khoan lỗ ở giữa. Loại này không yêu cầu cao lắm về độ sai số, chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay; được dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc quay nhỏ.

Tham khảo thêm:  Điểm lại các thế hệ đồng hồ Sun & Moon của Orient

Chân kính đồng hồ là gì? Những điều cơ bản về chân kính đồng hồ - Ảnh 3

Chân kính tròn không có lỗ (Cap Jewels)

Hình dáng jewel tròn, dẹt, không khoan lỗ. Loại này có yêu cầu cao về độ sai số, vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục. Thường được đặt áp vào 2 đầu trục quay

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels)

Hình viên gạch được gắn trên những điểm bị tác động, va đập theo chiều ngang, trượt cò khoá, bánh thoát có gai (răng cưa).

Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels)

Hình dạng hình trụ, chỉ được gắn trên bệ bánh lắc để ngựa “đá”, cọ xát theo chiều ngang và điểm bị tác động va đập kiểu trượt.

Chân kính chống sốc (Shock Protection Jewels)

Chỉ là một vật, làm vách ngăn để bảo vệ chân kính chính khi có sự va đập mạnh; và nằm giữa chân kính khác và bộ phận nào đó.

Chân kính đồng hồ có thực sự quan trọng không?

Như đã chia sẻ công dụng ở trên thì ắt hẳn sự quan trọng của một chân kính là không cần thiết. Chúng vẫn được xem là để trang trí và làm tăng giá trị của các mẫu đồng hồ cơ nam.

Chân kính đồng hồ là gì? Những điều cơ bản về chân kính đồng hồ - Ảnh 4

Sự lạm dụng của chân kính còn làm tăng mức thừa thãi. Để tránh chân kính bị lạm dùng vào những mục đích không liên quan đến các chức năng của đồng hồ, đã có sự phối hợp giữa các tổ chức tiêu chuẩn lớn nhằm nghiêm cấm các sản xuất.

Tham khảo thêm:  Tìm hiểu giá đồng hồ SR nam, nữ chính hãng trên thị trường

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp lách luật để tạo ra những siêu phẩm đồng hồ hoàn thiện nhất với bộ phận chân kính hoàn hảo.

Chính xác hơn thì chân kính chỉ cần thiết trong một số những trường hợp như: nơi xảy ra sự ma sát, tác động của lực, độ chính xác và độ bền của đồng hồ tăng hết mức dựa vào số chân kính tối đa.

Cụ thể:

– Với 4 chân kính cho đồng hồ pin với mặt hiển thị kim

– Từ 6-7 chân kính cho đồng hồ pin, mặt hiển thị kim nhiều chức năng

– Với 17 chân kính đồng hồ cơ lên dây cót

– Với 21 chân kính cho đồng hồ cơ tự động

– Với 23 chân kính áp dụng cho đồng hồ cơ, dự trữ năng lượng

– Từ 25-27 chân kính áp dụng cho đồng hồ cơ đa năng

– Từ hơn 40 chân kính cho những chiếc đồng hồ cực kỳ phức tạp

Tổng kết

Bài viết trên Watchstore đã làm rõ những kiến thức cơ bản về chân kính đồng hồ. Thực sự nó không quá quan trọng hay ảnh hưởng đến chức năng chính của đồng hồ. Hy vọng từ thông tin này, bạn có thể biết được có nên lựa chọn những chiếc đồng hồ quá đắt tiền hay không; và sở hữu cho mình một chiếc đồng hồ phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất.