Làm thế nào để tránh tổn thất khi giao dịch mua bán đồng hồ?

Khi các nhà sưu tập ngồi lại với nhau bàn luận, hẳn sẽ có những câu chuyện liên quan đến các giao dịch mua vào hay bán ra gần đây. Và trong những câu chuyện đó sẽ có ít nhiều người nhắc đến từ “tổn thất”, hay còn được biết đến với từ “lỗ”, “hớ”. Vậy làm thế nào để tránh bị “lỗ”, bị “hớ” khi giao dịch đồng hồ? Theo dõi những bí kíp bên dưới, mà không phải ai cũng sẽ vui lòng chia sẻ với bạn!

“Ngày hôm qua sau khi vừa bán chiếc đồng hồ từ thương hiệu A được sản xuất giới hạn, cậu ta đã lỗ ngay tức khắc”. Hay “Khi mua một chiếc đồng hồ trong cuộc đấu giá sắp tới ở trong phạm vi giá ước tính, có nghĩa là bạn không bị tổn thất chút nào”. Còn gì đau đớn hơn việc ngồi một mình trong nhà và ngẫm ra là chiếc đồng hồ mà bạn đã phải bỏ hết tài sản đang sở hữu để mua lại có giá trị thấp hơn nhiều so với ước muốn ban đầu.

Tuy nhiên, “mất tiền” cũng chưa chắc được xem là một loại tổn thất, bởi có quá nhiều đồ vật quý hiếm đáng mơ ước, mà chưa chắc chỉ cần tiền là có thể sở hữu được.

Làm gì để tránh lỗ?

Cách thức tuyệt đối để không bị tổn thất khi giao dịch đồng hồ chính là KHÔNG MUA một chiếc đồng hồ nào cả! 

Khởi đầu không bị tổn thất

Đối với người sưu tập mới bắt đầu vào cái sự nghiệp này, thực sự chỉ có một vài quy tắc:

Mua sắm vừa túi tiền

Khi bắt đầu, bạn sẽ mua phải một số chiếc đồng hồ mình thích nhưng không giữ được giá trị. Đừng vội căng thẳng vì điều đó! Bạn hãy mua một chiếc đồng hồ có giá vừa phải, mà bạn không cần phải gồng gánh quá nhiều chi phí mới mua được. Nếu may mắn bạn sẽ có một người bạn đồng hành lâu dài, nếu không, bạn hãy xác định là mình đã bắt đầu bước chân vào thế giới đồng hồ, và tận hưởng rằng mình đã mua được một món đồ yêu thích mà lại hợp túi tiền.

Xác định từ ban đầu là khả năng thanh khoản đồng hồ thấp

Thị trường dành cho những mặt hàng đã qua sử dụng thực tế chậm hơn nhiều so với những lời đường mật của tư vấn viên. Đừng đặt hy vọng vào việc bán đồng hồ sẽ kiếm được một số tiền lớn, đủ để đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn.

Sưu tập thông minh

Một bộ sưu tập đồng hồ của các nhà sưu tập lâu năm thường có 3 loại. Những loại này chắc chắn là không phân theo tên của các thương hiệu đồng hồ. Loại thứ nhất: Là những chiếc đồng hồ “thú vị” khiến các nhà sưu tập yêu thích mà không bàn đến kinh tế. Loại thứ hai: Các mặt hàng được xem có giá trị “đầu tư” đã thiết lập một mức giá trên thị trường, đóng vai trò cốt lõi trong một bộ sưu tập đã được tuyển chọn kỹ càng. Và loại thứ ba: thường là các sản phẩm của các nhà sản xuất đồng hồ độc lập, nhằm thúc đẩy nghệ thuật sáng tạo của ngành chế tạo đồng hồ.

Tham khảo thêm:  REVIEW SDK05001W0 - SIÊU PHẨM NGÔI SAO PHƯƠNG ĐÔNG

Quản lý danh mục đầu tư của bạn

Quyết định xem bạn có bao nhiêu tiền “nhàn rỗi” và số tiền bạn sẵn sàng chi ra để mua đồng hồ thuộc phân loại thứ ba (đồng hồ của thương hiệu độc lập) và đồng hồ cổ điển có ý nghĩa. Cần phải đảm bảo rằng, bạn không thiên quá nhiều về sở thích hay các sản phẩm của thương hiệu độc lập.

Bán ra để mua vào

Khi bán đồng hồ, cảm giác “tiếc” và “không nỡ” luôn xuất hiện. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, đổ thêm tiền vào một loại tài sản duy nhất kém thanh khoản như đồng hồ là vô nghĩa. Hãy đặt ra quy tắc “bán để mua” chắc chắn sẽ giúp bạn không rơi vào trạng thái “bị lỗ”. Bán để mua cũng hỗ trợ xây dựng các kỹ năng đánh giá: nếu không thích các mẫu đồng hồ mới hơn bất kỳ chiếc đồng hồ mình đang sở hữu, vậy có đáng để bỏ tiền mua về hay không?

Hiểu mức độ hấp dẫn 

Một số chiếc đồng hồ tuyệt vời nhất từng được sản xuất có thị trường cực kỳ nhỏ. Audemars Piguet Jules Audemars Equation of Time đã qua sử dụng là một chiếc đồng hồ có chức năng phức tạp, bao gồm lịch vạn niên, lịch tuần trăng, phương trình hiển thị thời gian và thời điểm mặt trời mọc và mặt trời lặn ở San Francisco. Chiếc đồng hồ này đã và đang có giá ngoài thị trường thứ cấp thấp hơn nhiều với giá bán lẻ. Đây là một ví dụ về trường hợp, có những chiếc đồng hồ không phải “gu” của đại đa số mọi người.

Có một quan điểm luôn đúng là: đồng hồ của tất cả các thương hiệu đều không giống nhau khi bàn đến việc duy trì giá trị. Có một lời khuyên là: Hãy tránh xa những gì “lấp lánh”, ít nhất là mua trực tiếp từ store, boutique hãng. Nếu đã có cơ hội, bạn hãy ghé các cuộc đấu giá lớn ở Hồng Kông, có rất nhiều sự lựa chọn là các mẫu đồng hồ nạm đá quý, được bán với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá gốc. Mua một chiếc đồng hồ nạm kín đá quý có tỷ lệ phần trăm cao sẽ dẫn đến tổn thất về mặt tài chính.

Tham khảo thêm:  Hai chiếc Rolex Daytona thuộc về Paul Newman sẽ xuất hiện tại buổi đấu giá ở New York vào tuần tới

Mua những mẫu đồng hồ kinh điển mà bạn yêu thích

Thực sự sẽ là một thế giới nhàm chán nếu tất cả chúng ta đều sở hữu những món đồ giống nhau, nhưng một tiêu chí trọng tâm cho phần “đầu tư” trong danh mục đồng hồ của một người là những món đồ trong đó được nhiều người khác mong muốn và do đó có tính thanh khoản cao và có thể dự đoán được về giá trị tăng lên.

Trong danh mục này, hãy tìm niềm đam mê của bạn, đồng thời bạn bắt đầu xem xét các giá trị lâu dài. A. Lange & Söhne Datograph hay Double Split và Datograph Perpetual đều là những chiếc đồng hồ đáng giá. Và nếu là Audemars Piguet Royal Oak, thì ưu tiên sẽ là chiếc 15202 “Jumbo” đẹp mắt. Đồng hồ thép không gỉ với mặt số màu xanh lam lúc nào cũng hấp dẫn hơn Rodeo Drive Offshore, theo quan điểm cá nhân.

Mua đồng hồ đã qua sử dụng

“Đồng hồ sẽ trở thành sản phẩm cũ khi tôi bán đi, và nó cũng nên là sản phẩm đã qua sử dụng khi tôi mua vào”. Phần lớn mọi người đều thích sở hữu một sản phẩm mới nguyên từ nhà sản xuất. Nhưng với tư cách là một người sưu tập đồng hồ lâu năm thì chúng ta sẽ ít bị “lỗ” hơn khi chúng ta mua một chiếc đồng hồ đã qua sử dụng, đã có một lịch sử mua đi bán lại trên thị trường.

Là một tay chơi biết mặc cả

Đặc biệt trong môi trường như hiện tại, mặc cả là một kỹ năng, đừng bao giờ rụt rè. Lý do là bạn sẽ càng ít bị tổn thất khi bạn càng trả ít tiền ngay từ ban đầu. Và nếu bạn định vi phạm quy tắc này bằng cách mua một món đồ thời trang với giá bán lẻ, hãy suy nghĩ kỹ xem liệu đó có thực sự là một món đồ “đầu tư” hay liệu bạn có thực sự nên nghĩ về nó như một khoản chi tiêu “vui vẻ” dễ bay hơi hơn hay không.

Xây dựng mạng lưới của bạn

Dù có những người bạn đồng hành là các đại lý tư nhân, các thành viên đấu giá nhưng bạn vẫn có thể bán một chiếc đồng hồ trong những giao dịch riêng tư với mức hoa hồng bán hàng bằng 0. Hãy còn vui hơn nữa khi bạn thuyết phục được một người nào đó ngây thơ bán cho mình một chiếc đồng hồ tuyệt vời trong một giao dịch giấu kín. 

Tham khảo thêm:  Có nên mua đồng hồ Patek Philippe cũ không? Địa chỉ bán Uy Tín nhất

Một vài lời khuyên cuối cùng dành cho những tay chơi chuyên nghiệp

Chờ đợi các chu kỳ

Đây không phải là một hiện tượng phổ biến, nhưng theo quan sát, rất nhiều chiếc đồng hồ đi theo một quỹ đạo về giá có thể dự đoán được theo thời gian. Khi mới ra mắt, có rất nhiều hứng thú và làn sóng mua ban đầu ồ ạt. Sau khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm, một số chủ sở hữu ban đầu cảm thấy khó chịu và muốn bán, thường với giá hơi thấp: điều này mang lại cơ hội mua tốt.

Theo thời gian, một số đồng hồ nhất định trở nên được săn đón trên thị trường đồng hồ đã qua sử dụng và giá trị tăng lên khi cầu vượt quá cung. Nhưng sau đó, có một xu hướng giảm tiếp theo trước khi trạng thái cân bằng hình thành.

Những ví dụ điển hình về mô hình này được cung cấp bởi FP Journe Vagabondage I, có giá trị sở hữu trước hơn 90.000 USD vào thời hoàng kim nhưng đã giảm giá đáng kể và A. Lange & Söhne Datograph Perpetual, trong một thời gian không thể mua được với giá dưới 100.000 USD.

Nhưng hãy nhớ rằng: mục tiêu ở đây là tránh tổn thật, không đầu cơ để kiếm lợi nhuận.

Chỉ mua đồng hồ chất lượng tốt

Cơ hội mua được một chiếc đồng hồ Patek Philippe phức tạp với mức giá hấp dẫn luôn có, nhưng tình trạng có phần “tồi tàn”. Vậy bạn sẽ mua hay không? Lời khuyên là hãy tìm kiếm một sản phẩm có tình trạng tốt.

Nếu quyết định mua một chiếc đồng hồ từ một cuộc đấu giá nào đó, hãy cố gắng hết sức để đến xem đồng hồ trực tiếp. 

Tin tưởng vào gu của chính mình

Nếu là một nhà sưu tập trong nhiều năm, đã trải qua nhiều “cuộc chiến cân não”, ý thức về mong muốn của bản thân về một chiếc đồng hồ nào đó của bạn khá rõ ràng, mạch lạc. Hãy tận dụng sự thông suốt đó để thử sức với các tác phẩm kinh điển của các nhà sản xuất độc lập: Vianney Halter, FP Journe, Greubel Forsey, Kari Voutilainen, Andersen Geneve,…

Kiến thức

Mẹo hay